Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại TPHCM

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TPHCM, Bình Dương và Long an của chúng tôi. Luôn cam kết đem đến khách hàng sự hài lòng về thời gian, chi phí và tư vấn chuyên nghiệp nhất…

Bạn đang có ý tưởng kinh doanh hay muốn khởi động làm giám đốc. Tạo công ăn việc làm cho những người xung quanh và xã hội. Tìm hiểu về thủ tục hành chính giấy phép kinh doanh rất mất thời gian? Thì bạn quyết định chọn dịch vụ giấy phép kinh doanh…. Chúng tôi sẽ giúp bạn với chiến lượt tư vấn kỹ cho doanh nghiệp qua bài viết này.

ạn có thể tìm hiểu sơ qua bài viết: Giấy phép kinh doanh là gì do chuyên viên kế toán  Tân Thuế Việt biên soạn?

Đầu tiên bạn chọn loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam như thế nào là phù hợp?

Tại Việt Nam có những loại hình doanh nghiệp mà tư nhân được phép đăng ký. Ngay cả người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam cũng có thể đăng ký gọi là doanh nghiệp tư nhân. Còn doanh nghiệp nhà nước thì chỉ có nhà nước mới được phép kinh doanh.

Doanh nghiệp tư nhân chia ra làm 4 loại cơ bản như sau:

Doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

Như vậy, có thể thấy chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là cá nhân, số lượng 01 người.

2.  Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Mô hình doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm như sau:

2.1 Phạm vi trách nhiệm của chủ doanh nghiệp

Trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn, tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình.

2.2 Quyền quản lý doanh nghiệp

Về quyền quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như: Sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tư nhân còn có quyền thuê người khác quản lý, điều hành doanh nghiệp; là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và là nguyên đơn/bị đơn/người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án.

2.3 Quy định vốn

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký và hiện tại pháp luật không quy định vốn pháp định đối với loại hình doanh nghiệp này.

2.4 Cho thuê doanh nghiệp

Cho thuê doanh nghiệp tư nhân là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển giao quyền chiếm hữu, quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, việc cho thuê doanh nghiệp phải phải được thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc.

3. Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

3.1 Ưu điểm

Thành lập loại hình doanh nghiệp tư nhân sẽ mang đến những ưu điểm như sau:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty mà không cần phải thông qua bất cứ chủ thể nào
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn sẽ tạo sự tự tin cho các khách hàng, đối tác khi hợp tác với doanh nghiệp

3.2 Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, công ty tư nhân cũng tồn tại một số hạn chế như: Không có tư cách pháp nhân nên trách nhiệm của chủ doanh nghiệp là rất lớn; trong trường hợp thuê người khác quản lý hoạt động của công ty thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có tranh chấp/rủi ro xảy ra.

Công ty TNHH Một Thành Viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Từ quy định nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của công ty TNHH một thành viên như sau:

– Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu;

– Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

– Có tư cách pháp nhân;

– Không được quyền phát hành cổ phần trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Tham khảo: thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên

Theo Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020, giống như các loại hình doanh nghiệp khác, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đặc điểm Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Từ quy định của Luật doanh nghiệp 2020, có thể rút ra các đặc điểm nhà đầu tư cần biết khi lựa chọn thành lập Công ty TNHH hai thành viên như sau:

1. Về thành viên công ty 

Số lượng thành viên: Thành viên của công ty TNHH hai thành viên có tối thiểu là hai và tối đa không quá 50 thành viên.

Tư cách thành viên: Thành viên của công ty TNHH hai thành viên là cá nhân, tổ chức có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Tuy nhiên cá nhân, tổ chức này không thuộc các trường hợp cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp quy định tại điều 17 Luật Doanh nghiệp 2014.

2. Vốn điều lệ của công ty

Theo Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020, Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

công ty TNHH hai thành viên trở lên
công ty TNHH hai thành viên trở lên

3.Trách nhiệm tài sản của thành viên

Công ty tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vì công ty có tư cách pháp nhân.

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Riêng đối với thời điểm thành lập công ty: Trong thời hạn góp vốn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn quy định tại điều lệ. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian này.

4.Tư cách pháp nhân

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, công ty có thể nhân danh chính mình trong các giao dịch và hoạt động kinh doanh.

5. Huy động vốn

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần vì cổ phần và cổ phiếu là đặc trưng riêng của mô hình công ty cổ phần nhằm huy động vốn. Tuy nhiên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn có thể áp dụng các phương thức huy động vốn:

– Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách kết nạp thêm thành viên mới tuy nhiên không quá 50 thành viên;

– Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách huy động vốn từ các thành viên đang hoạt động trong công ty;

– Huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức;

– Phát hành trái phiếu.

6. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên khá chặt chẽ gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Xem thêm: Thủ tục hành chính thành lập công ty TNHH 2 thành viên


Thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên

Để thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, nhà đầu tư cần có giai đoạn chuẩn bị hồ sơ bao gồm đặt tên doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề dự định kinh doanh, vốn điều lệ, địa điểm để đặt trụ sở. Sau khi giai đoạn này hoàn tất, nhà đầu tư tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp theo trình tự quy định.

Công ty Cổ Phần

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.

Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có điều này (Chỉ có công ty cổ phần mới được giao dịch trên sàn chứng khoán, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có điều này).

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả. Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát.

cong ty co phan la gi
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, Công ty CP được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của tối thiểu là 3 cổ đông

Ưu điểm

  • Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;
  • Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;
  • Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;
  • Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

Nhược điểm

  • Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp;
  • Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém;
  • Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
  • Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động

Một số quy định của công ty cổ phần

Theo điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 (của Việt Nam), công ty cổ phần được định nghĩa như sau:

Điều 111: Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Theo điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, các loại cổ phần bao gồm:

  1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
  2. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
    1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
    2. Cổ phần ưu đãi cổ tức;
    3. Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
    4. Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định và pháp luật về chứng khoán

Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng buộc như:

  • chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
  • Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thường tuân theo các quy tắc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi; trong khi cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Sau đó bạn chọn mức vốn điều lệ để đăng ký doanh nghiệp?

Vốn điều lệ là vốn pháp định đăng ký để thể hiện năng lực tài chính của công ty doanh nghiệp. Vốn này không cần chứng mình nhưng khi có trách nhiệm bồi thường thì sẽ căn theo vốn điều lệ để xử lý. Do đó bạn cần xem xét kỹ nhu cầu của mình mà đưa ra mức vốn phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình.

Và vốn điều lệ là mức để đóng thuế môn bài hàng năm. Nếu vốn trên 10 tỷ thì đóng 3 triệu năm, dưới 10 tỷ đóng 2 triệu năm. Thành lập vào 6 tháng cuối năm ( tháng 7) thì năm đó đóng 50% môn bài.

Bạn có thể tham khảo: Vốn điều lệ là gì? tính pháp lý của vốn doanh nghiệp tư nhân.

Cách lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Bạn có thể liên hệ chuyên viên tư vấn giấy phép kinh doanh Mr Vương để được hỗ trợ tư vấn. Zalo 0906.657.659.

Tìm kiếm nhà đầu tư hoặc huy động vốn thực để tiến hành kinh doanh?

Nếu bạn có nhiều hơn 1 người thành lập hoặc tổ chức thì chọn người đại điện pháp luật. Tỷ lệ chia vốn góp vốn điều lệ như nói ở phần trên. Rồi địa chỉ kinh doanh làm trụ sở chính của công ty của mình. Tại TPHCM thì tất cả nhà ở hay kiot, xưởng… có địa chỉ cụ thể điều được quyền xin giấy phép kinh doanh ngay cả khi bạn đi thuê. Chỉ trừ trường hợp TPHCM không cho phép căn hộ chung cư làm địa chỉ trụ sở kinh doanh.

Bạn có thể liên hệ bộ phận chuyên viên giấy phép kinh doanh chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Mobilfone: 0906.657.659

Viettel: 039.365.1247

Vinaphone: 08.5759.8368

Rất hân hạnh phục vụ quý khách !

Sau khi thành lập doanh nghiệp xong bạn cần phải đăng ký chữ ký số, hóa đơn điện tử, thiết kế website ( để quảng bá công ty), dịch vụ kế toán thuế, lắp đặt camera quan sát công ty hay nhà xưởng, xây dựng hệ thống marketing online tự động. Chúng tôi Đa Lộc Tài có đầy đủ hệ sinh thái cho bạn.

CÔNG TY TNHH ĐA LỘC TÀI – KHỞI ĐẦU CHO SỰ THÀNH CÔNG!



Trả lời

Chúng tôi sử dụng các công cụ, như cookie, để cung cấp các dịch và chức năng thiết yếu trên trang của chúng tôi và thu thập dữ liệu về cách người truy cập tương tác với các trang, sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi. Bằng việc nhấp vào Chấp nhận, bạn đồng ý cho chúng tôi sử dụng các công cụ này để quảng cáo, phân tích và hỗ trợ.